Công nghệ tái chế bê tông nhựa Asphalt rải đường

Công tác Tái chế bê tông nhựa asphalt mang lại rất nhiều ưu điểm như giúp tận dụng vật liệu, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Quá trình này gồm hai nhóm chính: tái chế tại hiện trường và tái chế trong nhà máy.

Để quý khách và các chuyên viên kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực thi công, quản lý cầu đường nắm rõ hơn, sau đây T&C Việt Nam – Đơn vị chuyên nghiệp trong vận hành trạm trộn bê tông nhựa nóng tại Hà Nội xin trình bày chi tiết về 2 phương pháp này ngay trong nội dung sau đây0021

Công nghệ tái chế bê tông nhựa Asphalt tại hiện trường

Có ba phương pháp chính để tái chế mặt đường bê tông asphalt tại hiện trường: rải lại, trộn lại, và xử lý nguội. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng cũng những ưu nhược điểm không đồng nhất như sau:

Quy trình thực hiện tái chế mặt đường asphalt
Quá trình rải lại mặt đường bê tông nhựa Asphalt cũ
  • Phương pháp rải lại: Bề mặt đường bê tông nhựa Asphalt cũ được nung nóng và cào xới ở độ sâu khoảng 20mm, sau đó phủ lớp bê tông nhựa nóng mới và lu lèn để đảm bảo kết dính giữa vật liệu cũ và mới.
  • Phương pháp trộn lại: Sau khi nung nóng và cào xới mặt đường cũ, vật liệu được trộn với bê tông asphalt mới trong máy trộn chuyên dụng, sau đó rải và đầm chặt ngay tại chỗ.
  • Phương pháp xử lý nguội: Cào bóc mặt đường cũ đến độ sâu 75mm, nghiền vật liệu thu được đến kích thước tiêu chuẩn, rồi trộn với nhũ tương bitum (tưới 2-3 lần). Hỗn hợp sau đó được phay đều và lu lèn bằng máy lu 8-10T trước khi rải lớp láng mặt. Phương pháp tái chế bê tông nhựa nóng này thường áp dụng cho đường có lưu lượng xe thấp.

Thi công thảm bê tông nhựa nóng tại Hà Nội thông qua tái sử dụng – tái chế vật liệu – tại hiện trường cũng được áp dụng rất nhiều với các công trình lớn, đảm bảo tốc độ và hiệu quả.

Tái chế bê tông nhựa trong nhà máy (trạm trộn Asphalt)

Theo phương pháp này, lớp bê tông asphalt cũ được bóc tách khỏi mặt đường và vận chuyển đến trạm trộn để xử lý. Tại đây, vật liệu được nghiền nhỏ, sấy nóng và phối trộn cùng một phần cốt liệu mới. Quá trình này đảm bảo chất lượng sản phẩm tương đương với bê tông asphalt sử dụng nguyên liệu mới, đồng thời hạn chế tối đa khí thải và khói bụi.

Phương pháp tái chế trong trạm trộn chu kỳ được thực hiện ở nhiệt độ cao, giúp cốt liệu tái chế và mới trao đổi nhiệt hiệu quả ngay trong máy trộn. Ngược lại, trạm trộn liên tục xử lý vật liệu ngay trong thùng quay, nhưng công nghệ này không đảm bảo độ sạch nên ít được sử dụng. Việc nghiên cứu và cải tiến phương pháp tái chế vẫn đang được tiếp tục.

Công nghệ tái chế bê tông asphalt theo phương pháp Nga cho phép sử dụng lại lớp phủ đường cũ đã xuống cấp do biến dạng hoặc ảnh hưởng môi trường. Các hướng tái chế chính gồm:

  • Loại bỏ lớp phủ cũ: Lớp bê tông asphalt cũ dày 40 – 50mm được bóc tách, gia công lại bằng máy chuyên dụng ABZ, sau đó rải lớp asphalt mới lên.
  • Tái chế bằng phương pháp nhiệt: Lớp bê tông asphalt cũ được nung nóng, sau đó trộn với chất dẻo rồi rải và lu lèn.
  • Sử dụng làm phụ gia: Bê tông asphalt cũ được nung sấy, nghiền nhỏ và bổ sung vào hỗn hợp asphalt mới trước khi rải và đầm chặt.
  • Làm tơi và tái sử dụng: Lớp cũ được nung sấy, làm tơi, sau đó rải thêm một lớp asphalt mới và lu lèn để hoàn thiện mặt đường.

Sơ đồ của lò gia công xem ở hình bên dưới đây.

Sơ đồ tái chế bê tông asphalt nhựa
Sơ đồ công nghệ trạm trộn DC154 tái chế bê tông asphalt cũ

Trong đó:

1. Nạp liệu; 2. Máy nghiền; 3. Thiết bị rửa;

4. Cabin điều khiển; 5. Silô chứa bột khoáng; 6. ðá dăm, cát;

7. Thùng chứa bê tông asphalt cũ; 8. Lò nung;

9. ðường cấp bitum; 10. Thùng chứa bê tông asphalt mới.

Theo đánh giá tại công ty cổ phần xây dựng T&C Việt Nam, thông thường mặt đường bê tông asphalt có tuổi thọ từ 15 – 20 năm nhưng có thể bị suy giảm chất lượng do tác động của ánh sáng mặt trời, quá trình oxy hóa và tải trọng giao thông. Khoảng 5 – 8% lượng bitum trong hỗn hợp sẽ bị lão hóa, do đó cần tách bitum cũ ra để xử lý hoặc bổ sung thêm phụ gia và bitum mới để tái chế.

Công nghệ tái chế trong nhà máy có thể thực hiện trên thiết bị DC154. Khi gia công, nhiệt độ trong lò có thể đạt 600°C, trong khi nhiệt độ cuối lò duy trì ở mức 160 – 180°C. Việc sử dụng phụ gia với hàm lượng phù hợp là cần thiết để đảm bảo chất lượng bê tông asphalt sau tái chế.

Lò nung tái chế bê tông nhựa cũ
Lò nung hỗn hợp bê tông asphalt sử dụng phụ gia là bê tông asphalt cũ

Trong đó:

a) Sơ đồ gia công hỗn hợp với phụ gia là 30 – 50% bê tông asphalt cũ;

b) Sơ đồ gia nhiệt cho hỗn hợp bê tông cũ với hỗn hợp bê tông mới;

c) Sơ đồ gia nhiệt trong công nghệ thùng quay.

Lời kết

Mong rằng với hướng dẫn và giải thích tương đối chi tiết về quy trình tái chế bê tông nhựa Asphalt tại nhà máy và tại hiện trường mà T&C Việt Nam đã tổng hợp, quý khách và các anh em kỹ thuật thi công đường đã có thể hiểu và nắm bắt chính xác các bước thực hiện.

Nếu có nhu cầu, vui lòng liên hệ ngay nhé để được nhận báo giá thi công thảm bê tông nhựa nóng tại Hà Nội nhanh và chi tiết nhất nhé. Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp tới quý khách, trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *